Trang chủ / Cẩm nang về nhàu / Vị Thuốc Từ Trái Nhàu

Vị Thuốc Từ Trái Nhàu


1. Tính vị

  • Quả nhàu có vị hăng, cay và nồng, tính mát.
  • Rễ có vị chát, tính bình.

2. Quy kinh

Quy vào kinh Thận và Đại tràng.

3. Quả nhàu có tác dụng gì?

SK NONI-NHÀU NGUYÊN CHẤT

 

– Tác dụng của quả nhàu theo Đông Y:

  • Lá nhàu có tác dụng trị mụn nhọt, làm thuốc bổ và chữa chứng lỵ.
  • Quả nhàu có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa và giảm ho.
  • Rễ nhàu giảm đau nhức xương khớp, chỉ thống, điều kinh, hoạt huyết và được nhân dân sử dụng để nhuộm đỏ vải quần áo.

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Các nghiên cứu được thực hiện từ năm 1990 đến nay cho thấy, quả nhàu có tác dụng điều trị béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, suy nhược, bệnh tim, đau nhức,…Nước ép từ quả nhàu không chứa độc và có tác dụng cải thiện cơn đau do các bệnh mãn tính như viêm khớp, bệnh tim, ung thư,…
  • Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, hợp chất proxeronine trong trái nhàu có tác dụng thúc đẩy tế bào trong cơ thể chống lại nhiễm trùng và giảm đau.Cây nhàu có tác dụng hạ huyết áp, an thần kinh giao cảm, lợi tiểu nhẹ và nhuận tràng.
  • Quả nhàu chứa thành phần oxy hóa mạnh mẽ có tác dụng kích thích tiêu hóa và tăng khả năng hấp thu khoáng chất, vitamin,… Ngoài ra các chất chống oxy hóa còn có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do có hại.
  • Nước ép từ quả nhàu có tác dụng sản xuất tế bào T – có vai trò tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Một số nghiên cứu cho thấy, cây nhàu có tác dụng chống viêm đối với một số bệnh lý xương khớp như hội chứng ống cổ tay và bệnh viêm khớp mãn tính.
  • Ngoài ra, quả nhàu còn có tác dụng giảm vết sưng do bỏng hoặc do chấn thương.
  • Dịch chiết từ quả nhàu có chứa Damnacanthal có tác dụng ức chế tế bào ác tính, từ đó làm giảm máu đến khối u và thu nhỏ kích thước khối u ác tính.
  • Bên cạnh đó, dịch chiết từ dược liệu còn có tác dụng ức chế quá trình tiết dịch ở niêm mạc tá tràng và dạ dày. Vì vậy quả nhàu còn được sử dụng trong quá trình điều trị trào ngược acid dạ dày, viêm dạ dày,…

4. Quả nhàu chữa bệnh gì?

Hiện nay quả nhàu được sử dụng để chữa các bệnh lý như:

- Băng huyết

- Hen suyễn, viêm phế quản, cảm mạo

- Tiểu đường

- Nhức mỏi xương khớp

- Cao huyết áp

Ngoài ra cây nhàu còn được sử dụng để làm thuốc bổ máu cho phụ nữ sau khi sinh.

5. Cách dùng – liều lượng

Rễ, vỏ, lá và quả nhàu được sử dụng ở dạng đắp ngoài, sắc uống hoặc ngâm rượu.

Liều dùng tham khảo:

- Lá tươi: 8 – 20g/ ngày

- Rễ khô: 20 – 30g/ ngày

Theo thuocdantoc